Sỏi mật
Sỏi mật những viên sỏi nhỏ, to, hay bùn mật hình thành trong túi mật hay
đường mật. Sỏi mật tấn công chủ yếu phụ nữ và có thể gây ra những biến
chứng nguy hiểm.
Mật do gan tạo ra và được dự trữ
trong túi mật. Những thành phần cơ bản trong mật là muối mật, bilirubin,
và cholesterol. Sỏi mật được hình thành là do mất cân bằng các thành
phần này. Có hai loại sỏi mật thường được hình thành là sỏi cholesterol
và sỏi sắc tố mật.
Sỏi cholesterol: Tạo thành khi có rối loạn về cholesterol, acid mật,
lecithin (như gia tăng dị hoá cholesterol gan, ăn nhiều thức ăn giàu
cholesterol, giảm biến đổi cholesterol thành acid mật). Có nhiều yếu tố
thúc đẩy sự hình thành sỏi: tuổi, giới (nữ gấp 3 lần nam), chủng tộc,
gia đình, bệnh tật (béo phì), thuốc (ngừa thai, hạ mỡ máu) ăn uống (quá
thừa năng lượng).
Sỏi sắc tố mật: Tạo thành khi nồng độ bilirubin không liên hợp trong mật
gia tăng. Đây là trường hợp huyết tán trong xơ gan. Sỏi có màu đen.
Hoặc hình thành do hậu quả của giun chui ống mật hay nhiễm khuẩn đường
ruột. Sỏi có màu nâu.
Ngoài ra, sỏi muối mật tạo thành do kết tinh muối mật. Có màu đỏ, dễ kết hợp với calci.
Ai có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật?
Phụ nữ sau khi sinh: Do những thay đổi nội tiết tố khác nhau trong cơ
thể, tình trạng tăng mức progesterone cũng là một trong những sự thay
đổi đó. Progesterone là hoạt chất có tác dụng giúp cơ bắp thư giãn và
ảnh hưởng đến hoạt động của túi mật cụ thể là làm chậm quá trình lưu
thông mật và gây sỏi mật.
Béo phì và giảm cân nhanh: Việc tăng cân quá nhiều trong quá trình mang
thai cũng có thể là một lý do gây nên sự hình thành sỏi mật. Vì lúc này
cholesterol tăng lên làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật. Tương tự, giảm
cân đột ngột làm lượng cholesterol thừa sẽ được tích lũy trong mật và
hình thành sỏi mật.
Sinh con muộn: Những phụ nữ mang thai sau tuổi 35 thường đối diện với
nguy cơ cao phát triển sỏi mật và nếu bạn là một người thừa cân hoặc béo
phì thì tỷ lệ này tăng lên gấp đôi. Vì theo các bác sĩ, người lớn tuổi
thướng có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn và có sức đề kháng yếu hơn.
Di truyền: Nghiên cứu cho thấy, gen di truyền có liên quan đến sự hình thành sỏi mật của các thành viên trong gia đình.