Ngoài giải pháp mổ sỏi, nhiều trường hợp có thể
tán sỏi từ bên ngoài cơ thể bằng phương tiện kỹ thuật như laser, siêu âm… Một số bệnh nhân chọn cách uống thuốc làm tan sỏi.
Một
số cây thuốc có tác dụng tán sỏi, ví dụ kim tiền thảo. Kim tiền thảo
không có tác dụng rõ ràng với sỏi có cấu trúc oxalat canxi mà hiệu quả rõ
hơn với sỏi có cấu trúc urate. Vì vậy người bệnh cần được chẩn đoán,
chẳng hạn qua phân tích nước tiểu để biết đã vướng loại sỏi nào, trước
khi quyết định dùng kim tiền thảo.
Tác dụng của
kim tiền thảo không dựa vào cơ chế lợi tiểu.
Người dùng thuốc vì thế nên kết hợp kim tiền thảo với một vài dược thảo
có công năng lợi tiểu nhẹ, như râu mèo, râu bắp, atiso... để tăng tiến
độ đào thải acid uric qua đường tiểu.Quan trọng phải uống nước cho đủ,
nhất là trong giờ làm việc và thói quen đi tiểu ngay mỗi khi mắc
tiểu.Gặp được thầy hay, thuốc tốt mà quên uống nước thì chỉ giúp cho sỏi
đóng cứng đâu đó dọc đường tiết niệu.
Theo kết quả của nhiều công
trình nghiên cứu, chất đạm lecithin trong đậu nành có khả năng phá vỡ cấu
trúc của sỏi để viên sỏi thành sạn cát rồi theo dòng nước tiểu ra
ngoài. Không chỉ người mang
sỏi thận, ngay cả người có cơ tạng dễ bị sỏi
thận cũng nên có chế độ dinh dưỡng ít nhiều theo kiểu "ăn chay" với đậu
hủ, sữa đậu nành không đường… Không cần mỗi ngày nhưng nếu dùng từng
đợt nhiều ngày trong tháng càng hay, nhất là trong thời gian được điều
trị bằng cây thuốc.
Chữa sỏi thận bằng thuốc không quá khó. Khó là
làm sao để đừng có thêm viên mới sau khi tán được viên sỏi đã có, khoáng
chất đừng kết tủa thành sỏi nếu đường tiết niệu còn hanh thông. Nếu
không thay đổi được một số tật xấu trong chế độ dinh dưỡng, trong nếp
sinh hoạt, chẳng hạn uống bia nhiều hơn uống nước, ăn thịt nhiều hơn dùng
rau, thì thầy thuốc giỏi cũng đành bó tay.
Người bệnh cần được
theo dõi qua tiêu chí khách quan như siêu âm để xác minh thay đổi về
kích thước, vị trí của viên sỏi cũng như xét nghiệm máu để đánh giá chức
năng thận.