Sỏi mật: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Sỏi
mật là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, có thể gặp ở mọi lứa tuổi,
nhưng phần lớn gặp ở tuổi từ 20 đến 50 tuổi, càng nhiều tuổi càng dễ bị
sỏi mật. Bệnh gặp ở phụ nữ cao hơn gấp 4 – 6 lần so với nam giới. Về vị
trí, Sỏi mật có thể ở trong gan, ở ống mật chủ hay ở trong túi mật. Về
loại sỏi, có thể là sỏi Cholesterol hoặc sỏi sắc tố mật. Sỏi trong túi
mật khó chữa hơn sỏi ở trong gan hay ở ống mật chủ. Sỏi mật có thể chữa
bằng Đông y hoặc Tây y. Tây y thường dùng phương pháp mổ lấy sỏi, nhưng
là phương pháp chữa "ngọn", không triệt để, nhiều tác dụng phụ. Đông y
chữa sỏi mật đơn giản, không có tác dụng phụ và phòng được tái phát. Sỏi mật là một bệnh của đường tiêu hoá do có sỏi
trong đường mật, có thể phát sinh ở các ống dẫn mật trong gan, ở ống mật
chủ hoặc ở túi mật, bởi sự xuất hiện sỏi cholesterol hoặc sỏi sắc tố
mật. Sỏi mật là bệnh thường gặp ở Việt Nam. Tùy theo vị trí của sỏi,
thành phần của sỏi mà người ta chia thành sỏi đường dẫn mật hoặc sỏi túi
mật; Và tùy theo thành phần của sỏi mà người ta chia sỏi mật ra
thành sỏi cholesterol hay sỏi sắc tố mật. Sỏi cholesterol
do cholesterol kết tinh trong dịch mật, khi nồng độ cholesterol trong
mật cao, nồng độ muối mật thấp, có sự ứ đọng dịch mật và một số nguyên
nhân khác. Sỏi cholesterol thường đơn độc, không cản tia X và có màu
nhạt. Sỏi sắc tố mật chủ yếu là calcium bilirubinate, sỏi có màu sậm,
thường hình thành đám sỏi, cản tia X nhiều, hình thành
khi bilirubine tăng, không liên hợp hoặc do bị nhiễm vi trùng, nhiễm ký
sinh trùng đường mật. Trước đây, bệnh sỏi mật chủ yếu là sỏi sắc tố mật,
sỏi thường nằm ở trong gan và ở ống mật chủ gây nhiễm khuẩn đường mật,
còn sỏi túi mật chỉ chiếm dưới 10%. Nhưng ngày nay, tỷ lệ sỏi
cholesterol lại tăng cao so với sỏi sắc tố mật và sỏi túi mật lại ngày
càng nhiều, chiếm tới trên 50% trường hợp sỏi mật, có lẽ do chế độ dinh
dưỡng và thói quen ăn uống của nhân dân ta đã thay đổi nhiều so với
trước.
Nguyên nhân của bệnh sỏi mật
Nguyên
nhân sỏi cholesterol là do tuổi tác, ăn nhiều thức ăn có hàm lượng
cholesterol cao, nhiều chất béo động vật, do phụ nữ sinh đẻ nhiều, biến
chứng từ một số bệnh tiêu hoá như bệnh Crohn, cắt đoạn hồi tràng,... Các
yếu tố thuận lợi tạo sỏi cholesterol là: Chế độ ăn nhiều chất béo và
cholesterrol; do dùng thuốc estrogen, thuốc clofibrate; ở các bệnh nhân:
xơ gan, cắt dạ dày, dùng thuốc octretide kéo dài, nuôi dưỡng lâu dài
bằng đường tĩnh mạch, béo phì; dư thừa hoocmon nữ (Ơstrogen); sử dụng
thuốc giảm cholesterol thường xuyên; bệnh tiểu đường; giảm cân quá
nhanh; nhịn đói triền miên; nhiễm ký sinh trùng đường ruột…
Nguyên
nhân sỏi sắc tố mật là do tuổi tác, ăn thiếu chất béo và protein, ứ
đọng dịch mật, mật nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng, xơ gan,
bệnh tán huyết, thiếu máu Địa Trung Hải, thiếu máu hồng cầu liềm… Các
yếu tố thuận lợi cho hình thành sỏi sắc tố mật là nhiễm khuẩn đường mật,
xơ gan, nhiễm trùng, ký sinh trùng (giun, sán…), đặc biệt hay gặp ở
bệnh nhân bị giun chui ống mật gây nhiễm khuẩn đường gan mật... Triệu chứng của bệnh sỏi mật
Tùy
theo vị trí của sỏi mà có các triệu chứng có thể khác nhau. Thường thì
nếu sỏi trong gan hay sỏi ở ống mật chủ thì ít triệu chứng, thậm chí nếu
sỏi nhỏ, không gây tắc mật thì sẽ không có biểu hiện gì, chỉ khi tình
cờ làm siêu âm hoặc chụp điện vùng gan mật mới phát hiện ra sỏi. Nhưng
nếu sỏi to thì thường có các triệu chứng khá rầm rộ, mà điển hình
là đau, sốt, vàng da (mà y học gọi là Tam chứng Charcot).
Đau:
Trường hợp điển hình, người bệnh có cơn đau bụng gan, cụ thể: đau đột
ngột, dữ dội vùng hạ sườn phải, lan lên vai phải hoặc ra sau lưng, đau
làm người bệnh lăn lộn, không dám thở mạnh, kèm theo buồn nôn hoặc nôn.
Có khi đau chỉ âm ỉ hoặc tức nặng ở hạ sườn phải, đôi khi đau ở vùng
thượng vị, lan lên ngực. Các cơn đau thường xảy ra sau một bữa ăn thịnh
soạn hoặc bữa ăn nhiều mỡ.
Sốt: khi bị nhiễm trùng đường mật, có
thể sốt cao đột ngột kèm rét run, nhưng cũng có khi chỉ sốt nhẹ 37,5 độ –
38 độ C, có khi sốt kéo dài. Nếu không có nhiễm trùng thì không sốt.
Vàng
da: Da và niêm mạc mắt vàng do tắc mật, xuất hiện khi sỏi ở ống mật
chủ, ống gan hoặc trong gan, tùy theo mức độ tắc mật mà vàng nhẹ hay
vàng đậm. Nếu chỉ có sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da.
Thăm
khám lâm sàng: Nếu tắc mật sẽ thấy gan to, túi mật to, mật càng tắc
nhiều, gan càng to. Sỏi túi mật không gây gan to. Chẩn đoán xác định cần
dựa vào Tam chứng Charcot. Xét nghiệm có thể thấy tăng bạch cầu trong
máu, bilirubin máu tăng khi có tắc mật. Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và
chụp cộng hưởng từ rất có giá trị giúp chẩn đoán sỏi mật. Đối với sỏi
túi mật, siêu âm là phương pháp ít tốn kém mà có giá trị cao trong chẩn
đoán.
Điều trị bệnh sỏi mật Điều trị bằng Tây y
Trong điều trị sỏi mật, Tây y thường cho thuốc giảm đau, kháng sinh và phẫu thuật khi có biến chứng.
Với
sỏi túi mật: người ta dùng thuốc làm tan sỏi, áp dụng đối với sỏi
cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5 mm, thời gian dùng kéo
dài 6 – 24 tháng. Ngày nay các bệnh viện hay tán sỏi bằng bằng sóng hoặc
làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất. Cũng có thể cắt túi mật qua đường
nội soi, là phương pháp được dùng phổ biến hiện nay vì hồi phục sức khỏe
nhanh và rút ngắn thời gian nằm viện. Cũng có thể cắt túi mật bằng "mổ
phanh".
Với sỏi trong gan và ống mật chủ: có thể lấy sỏi qua nội
soi ngược dòng cắt cơ oddi, phương pháp này giúp tránh được phẫu thuật.
Cũng có thể tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng hoặc phẫu thuật để lấy sỏi.
Tuy
nhiên, các phương pháp điều trị nêu trên chỉ là chữa “phần ngọn”, không
giải quyết được tận gốc nên tỉ lệ sỏi tái phát rất cao và chi phí cho
điều trị khá tốn kém, nhất là đối với những bệnh nhân nghèo. Điều trị bằng Đông y
Sỏi
mật Y học cổ truyền gọi là chứng Thạch đởm. Đông y cho rằng Thạch đởm
là do can uất khí trệ, ăn uống không điều độ hoặc do ngoại cảm thấp
nhiệt mà thành bệnh. Theo chúng tôi, có thể lý giải nguyên nhân sinh
bệnh, cơ chế phát sinh và cách gọi của Đông y khác Tây y, nhưng để chẩn
đoán xác định cần dựa vào các phương tiện của y học hiện đại như đã
trình bày ở phần trên. Tuy nhiên, về điều trị, dùng Đông y sẽ có kết quả
rất tốt vì vừa không phải phẫu thuật, thuốc đơn giản, dễ uống, vừa có
hiệu quả cao, đặc biệt chữa được tận gốc nên không sợ tái phát.
Tất
cả làm thành 1 thang. Sắc 1 thang với 5 bát nước, thêm vào 5 lát gừng
tươi, đun còn 2 bát, chắt ra. Đun thêm 2 lần, mỗi lần lấy 1 bát. Trộn
chung cả 3 lần, cô lại còn 2 bát, chia đều uống trong ngày. Uống liên
tục 25 – 30 thang, sau đó kiểm tra lại sỏi mật bằng siêu âm. Nếu đã hết
sỏi, nghỉ một tháng lại uống thêm 5 thang để củng cố kết quả.
Bài
thuốc trên có 3 tác dụng chính là làm tan sỏi (chủ yếu là Quả sung, Kê
nội kim và Nghệ vàng), lợi mật, tống sỏi ra ngoài (chủ yếu là Râu ngô,
Nhân trần, Diệp hạ châu, Vọng cách và Ý dĩ), bổ can, kiện tỳ để nâng
chức năng gan giúp không hình thành sỏi mới (chủ yếu là Nhân trần,
Actisô, Bạch truật...). Ăn uống đối với người bị sỏi mật
Ăn
giảm mỡ: ăn ít thực phẩm chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật,
trứng...; ăn tăng đạm như thịt, cá, sữa, hạt đậu các loại… để tăng tạo
tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan; ăn thức ăn
giàu đường bột: Thức ăn này dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến mật, có
nhiều chất xơ giúp tiêu hóa tốt, tránh táo bón; ăn các thức ăn có giàu
vitamin C và nhóm B như rau, hoa quả tươi. Tỷ lệ giữa các chất dinh
dưỡng đạm, đường, mỡ ở người bị sỏi mật tốt nhất nên là 1/5/0,5 (ở người
trưởng thành bình thường là 1/5/0,75). Ăn các loại hạt ngũ cốc còn cả
vỏ là rất tốt (như đậu hạt các loại, ngô, gạo lứt...) vì các nhà dinh
dưỡng cho rằng hạt ngũ cốc cả vỏ là "khắc tinh" của bệnh tật.
Thức
ăn nên dùng: Nước quả, hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít
trứng bơ, các loại thịt cá nạc như thịt lợn thăn, thịt bò, cá quả, cá
chép, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra nên
dùng một số thức ăn lợi mật như Nghệ, Lá chanh, lá Vọng cách, lá Đinh
lăng và các thức kích thích túi mật co bóp nhẹ nhàng như bơ, dầu ô liu,
dầu vừng, mỡ gà vịt. Hạn chế dùng: Trà, cà phê, cacao,
chocolate; thịt cá có nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn
chế ăn lòng đỏ trứng. Ngoài ra cần phải kiêng rượu, bia, thuốc lá. Hạn
chế ăn gia vị đậm đặc, mỡ động vật. Tránh ăn quá no và tránh để quá đói.
Lao động và vận động vừa sức. Tránh lo lắng, suy nghĩ, mất ngủ. Tránh
cáu giận. Phòng bệnh sỏi mật
Chế độ
ăn uống và thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh sỏi mật.
Muốn không bị sỏi mật cần hạn chế ăn thức ăn có hàm lượng cholesterol
cao, các chất béo động vật, hạn chế đẻ nhiều, năng vận động để không bị
béo phì, chữa các bệnh có nguy cơ sỏi mật, tránh giảm cân quá nhanh,
tránh nhịn đói triền miên, chữa kịp thời các bệnh nhiễm trùng và nhiễm
ký sinh trùng đường tiêu hóa… Ăn nhiều rau, hoa quả, ăn cân đối khẩu
phần, không nên ăn một loại thức ăn nhiều quá, cũng không nên quá kiêng
khem. Khi bị bệnh sỏi mật cần điều trị kịp thời.