Khoai lang và khoai tây: Trong bữa ăn của người viêm thận mãn tính, chức năng thận không tốt cần ăn đủ chất, giảm lượng dầu mỡ đưa vào cơ thể, để làm được điều này cần hạn chế hấp thụ món ăn có lượng dầu thực vật cao. Trong khoai lang, khoai tây có hàm lượng vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, chất xơ...khá cao có lợi cho việc làm giảm và tiêu trừ cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra chất xơ trong khoai lang và khoai tây còn có tác dụng nhuận tràng. Vì thế có thể dùng làm thức ăn chính trong bữa ăn của người bệnh thận mạn tính thay cho cơm, bột mì.
Đậu đỏ: Là thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm giảm độc, có thể chữa các loại bệnh phù thũng và cũng thích hợp với người viêm thận phù thũng cấp và mãn tính.
Đậu xanh: Tính hàn, có thể thanh nhiệt lợi tiểu, người viêm nhiễm niệu đạo nên uống canh đậu xanh hầm. Đối với người phát nhiệt, bí tiểu, tiểu buốt, đậu xanh cũng có tác dụng lợi tiểu giải nhiệt.
Rau diếp cá: Có hàm lượng đường carotin, các vitamin nhóm B, vitamin nhóm C, vitamin E và các khoáng chất như canxi, phospho, sắt, kali, iot khá phong phú. Ăn nhiều rau diếp cá có thể nâng cao sức căng của mạch máu, thúc đẩy tiết niệu. Lượng muối kali có trong rau diếp cá có tác dụng tốt cho sự cân bằng của nước, chất điện giải và quá trình tiết niệu. Do đó người bị bệnh thận nên ăn rau diếp cá.
Đậu đũa: Có tác dụng bổ tỳ, vị và bổ thận. " Y lâm soạn yếu" ghi: Đậu đũa có tác dụng " Tán thủy, lợi tiểu, và làm nước tiểu bớt đục", là món ăn thích hợp với người viêm thận.
Măng tây: Tính mát, vị ngọt, có tác dụng bổ hư. Nghiên cứu của chuyên gia cho thấy măng tây có tác dụng chữa trị bệnh sỏi thận, do đó gần đây các học giả đều nói người mắc bệnh sỏi ở hệ thống tiết niệu nên ăn măng tây.
Củ cải: Có tác dụng nhuận khí, thanh nhiệt, lợi tiểu. Người bị sỏi ở hệ thống tiết niệu nên ăn loại củ này.