Sỏi canxi và sỏi liên quan đến chuyển hóa axit uric hoàn toàn có thể phòng ngừa do chế độ ăn uống và vận động thể lực phù hợp.Sỏi canxi và sỏi liên quan đến chuyển hóa axit uric hoàn toàn có thể phòng ngừa do chế độ ăn uống và vận động thể lực phù hợp. Những người đã mắc các bệnh lý như dạ dày, ruột… hay có thói quen ăn uống và hoạt động thể chất không phù hợp cũng có thể bị sỏi thận.
- Người mắc các bệnh tiêu hóa như bệnh lý dạ dày, ruột, gây tiêu chảy quá nhiều làm giảm citrat – chất quan trọng để ngăn cản sự gắn kết canxi với phốt pho, oxalat gây sỏi. - Người mắc bệnh gút do bị rối loạn chuyển hóa uric là nguy cơ chính gây tăng urat trong máu và tăng nguy cơ tạo sỏi khi lắng đọng tại thận. - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong thời gian dài do các vi khuẩn làm tăng amoniac và tăng độ pH, từ đó các chất phốt pho, magie, amon kết hợp với nhau tạo ra sỏi struvit. Vi khuẩn tiếp tục sống cùng sỏi và gây tình trạng nhiễm trùng kéo dài, kháng trị. - Người mắc bệnh liên quan đến đường tình dục. - Những người bệnh phải đặt ống thông như đẻ chỉ huy, mổ, nạo hút, can thiệp sản khoa… - Những người làm nghề ít vận động, phải ngồi nhiều, hay phải nhịn tiểu lâu như nghề lái xe, công an, lái máy bay. - Những vận động viên, người ép cân do hoạt động quá mạnh, ở tần suất cao gây mất mồ hôi, lượng muối tăng cao. - Những người ăn khô. - Những người mắc bệnh loãng xương, người mắc phải bệnh nằm điều trị lâu ngày -> dễ tạo sỏi. - Nhiều người bệnh sỏi thận đã đau nhiều nhưng vì họ có mắc đồng thời các bệnh tim mạch nên rất e dè khi quyết định nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể hay phẫu thuật. Đối với các trường hợp bị sỏi thận có bệnh tim mạch đi kèm như hở, hẹp van hai lá, ba lá, suy tim… nếu ở mức độ nhẹ thì vẫn có thể tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể được, ngay cả khi phải phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên các trường hợp này cần có sự phối hợp giữa bác sĩ tim mạch, tiết niệu và ngoại khoa để có được cách đánh giá và biện pháp điều trị tốt nhất. Khoảng hơn 20% số người đã từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát trở lại.
Vì vậy cần phòng ngừa bằng cách: - Uống từ 1,5 – 2 lít nước/ngày, mỗi lần 150-200ml. Đặc biệt tăng cường dùng nước
bột sắn, nước đỗ đen, nước hoa quả có tính mát, lợi tiểu, thải canxi. - Giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalat, canxi như các loại quả hạnh, sô-cô-la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây, ăn ít đạm động vật nếu bị sỏi axit uric. - Uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu. - Người bị sỏi thận do tuyến giáp tiết ra nhiều hocmon cần điều trị triệt để bằng phẫu thuật tuyến giáp. - Phụ nữ nên mặc váy nhiều hơn mặc quần jeans chật: Do xu thế mặc chật, đường tiểu không thông thoáng khiến tỉ lệ mắc sỏi thận ở phụ nữ cao hơn nam giới. - Không nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều uric như lòng lợn, óc động vật… dễ gây sỏi thận do axit uric, nhất là những người mắc bệnh gút (11% trong số những người mắc bệnh gút bị suy thận). - Sắc nước kim tiền thảo uống hằng ngày, để phòng và điều trị bệnh, hoặc dùng các sản phẩm Đông dược thành phẩm có thành phần là Kim tiền thảo như: Sirnakarang......