Bệnh thấp tim (thấp khớp cấp là một bệnh viêm dị ứng xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết do nhóm A gây nên; bệnh tổn thương ở hệ thống tổ chức liên kết theo cơ chế miễn dịch dị ứng -> gây tổn thương nhiều cơ quan (tim, khớp, phổi, thần kinh, da, thận) đặc biệt là tim và khớp.
Nguyên nhân:
- Bệnh thấp tim là hậu quả của viêm hầu-họng, do liên cầu khuẩn tan huyết do nhóm A
- Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A là một cầu khuẩn Gram (+)
Điều kiện thuận lợi:
- Tuổi: 5-15 tuổi (90%), ít gặp ở tuổi< 5 và >25 tuổi.
- Cơ địa dị ứng
-Thời tiết và khí hậu: gặp nhiều ở vùng có khí hậu ôn đới và nhiệt đới (mùa lạnh, ẩm, chuyển mùa)
-Yếu tố gia đình.
-Điều kiện sinh hoạt thấp kém.
Cơ chế bệnh sinh:
- Thuyết MD dị ứng: Người ta cho rằng lớp vỏ của liên cầu khuẩn và tổ chức liên kết cơ tim của cơ thể có cấu trúc kháng nguyên chung, vì vậy các kháng liên cầu đánh luôn vào cơ tim; kháng nguyên gây nên phản ứng cho được cho là do Protein M của liên cầu khuẩn; Halpern đã phát hiện sự giống nhau giữa Protein M của liên cầu khuẩn với một glucoprotein ở van tim, sụn khớp, động mạch chủ và da.
- Thuyết nhiễm độc: Người ta cho rằng thấp tim là do các yếu tố ở màng ngoài liên cầu khuẩn tan huyết do nhóm A gây nên gồm:
+ Streptolysin 0: là một yếu tố gây tan máu, cùng với Pronteinase gây độc cho tim.
+ Streptolysin S: cũng là một yếu tố gây tan máu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình viêm.
Giải phẫu bệnh:
- Giai đoạn phù viêm: Là giai đoạn sớm, tổn thương chủ yếu là sự thâm nhiễm các tế bào viêm không đặc hiệu ở phức hệ Collagen của tổ chức liên kết.
- Giai đoạn biến đổi dạng Fibrin: Có tổn thương nội mạc mạch máu, làm tăng tính thấm, gây thoát Protein huyết tương và fibrinogen ra tổ chức gian bào. Đáng chú ý là dạng hợp tử fibrin của chất tạo keo, có các đặc điểm viêm xuất tiết và thâm nhiễm các bạch cầu đa nhân, L, tương bào
- Giai đoạn tăng sinh khu chú hoặc tăng sinh lan tỏa tế bào tổ chức liên kết: Hạt Aschoff (tổn thương khu chú) gồm:
+ Trung tâm là hoại tử fibrin
+ Xung quanh là tổ chức tăng sinh các tế bào liên kết.
+ Ngoài cùng là các tế bào L, tương bào, BC đa nhân và tế bào sởi.
hạt Aschoff thường gặp ở cơ tim, cách mạnh máu, màng hoạt dịch khớp và ngoài đã tạo nên hạt Meynet.
- Giai đoạn xơ-sẹo: Các hạt Ascholff teo dần và thay thế bằng quá trình xơ-sẹo kéo dài gây tổn thương cơ do xơ hóa tổ chức liên kết.
Triệu chứng:
Mở đầu là triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp do ngoài liên cầu khuẩn tan huyết do nhóm A: sốt, viêm họng, viêm Amydal, sưng hạch dưới hàm, nốt đau. Sau 2-3 tuần thì xuất hiện các triệu chứng đặc hiệu ở các cơ quan như:
1. viêm tim: là triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất của bệnh thấp tim, vì đây là triệu chứng đặc hiệu và để lại hậu quả nặng nề.
- Viêm tim gặp 40-6-% bệnh nhân. Có thể viêm màng ngoài tim, màng trong tim, cơ tim.
- Các triệu chứng:
+ Biến đổi tiếng tim: xuất hiện tạp âm bệnh lý. Tiếng tim trầm, dài ở mỏm tim do van 2 lá viêm phù nề cac dây chằng cột cơ. Tiếng thổi tâm thu ở mỏm (giai đoạn đầu giãn cơ tim gây hở van hai lá, xuất hiện sớm, tồn tại tạm thời, nghe gõ ở mỏm, âm sắc trầm. Khi tim to, buống tim giãn -> dây chằng cột cơ giãn máu tăng nhanh từ nhĩ xuống thất thì tiếng thổi tâm trương ở mỏm giống tiếng rung tâm trương ở mỏm. Tiếng thổi tâm trương ở nền tim: do viêm van DMC, do trào ngược máu từ ĐMC vào thất trái ở đầu thời kì tâm trương. Tiếng thồi tâm thu ở nền do hở van hai lá cơ năng, tiếng thổi mát đi khi hết triệu chứng suy tim. Tiếng cọ màng ngoài tim thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của viêm màng ngoài tim, nghe rõ ở nền tim hoặc dọc bờ trái xương ức, nghe rõ hơn khi bệnh nhân nghiên ra trước.
+ Rối loạn nhịp tim: nhịp nhanh >100ck/p, nhịp ngựa phi, rối loạn dẫn truyền: PR kéo dài >20% giây.
+ Tim to: do viêm cơ tim, giãn các buồng tim. Lâm sàng: BN nuốt khó, nuốt nghẹn, đánh trống ngực.
XQ: tim to, tỉ lệ tim/ngực >50%
Độ I: hơi to, tỷ lệ tim/lồng ngực 50-55%
Độ II: tỷ lệ tim/lồng ngực 55-60%
Độ III: rất to, tỷ lệ tim/lồng ngực >60%. ECG: tăng gánh các buồng tim.
+ Suy tim: do viêm cơ tim. Lâm sàng: khó thở, gan to, phù, tĩnh mạch cổ nổi, có tiếng ngựa phi, rối loạn nhịp tim, nghe phổi có tiếng ran.
Hình ảnh viêm màng ngoài tim
2. Viêm đa khớp (gặp 75% trường hợp thấp tim):
- Viêm đa khớp và đau khớp bao gồm các đặc điểm sau:
+ Tổn thương nhiều khớp, hay gặp ở các khớp lớn (khớp gối, cổ chân, vai, khuỷu tay, cổ tay), ít gặp ở các khớp nhỏ.
+ Biểu hiện là sưng-nóng-đỏ-đau, có thể có dịch ổ khớp.
+ Khớp viêm thường không đối xứng.
+ Thời gian viêm một khớp thường 3-5 ngày, có tính chất luân chuyển.
+ Khớp viêm thường khỏi nhanh khi dùng thuốc kháng viêm và Corticoid; nhuwgn không điều trị gì khớp cũng tự khỏi và không để lại di chứng gì. Có thể tái phái lại.
3. Biều hiện ngoài da:
- Hạt Meynet (hiếm gặp): hạt cứng dưới da, đường kính 0.5-2cm, không dính vào da, nhưng dính vào nền xương (xương chem, bả vai, cột sống, bánh chè) và các gân duỗi, các hạt thường đối xứng, ấn không đau, tồn tại vài ngày đến vài tuần rồi mất đi, không để lại di chứng; trên vi thể hạt Meynet có cấu trúc: trung tâm là một vùng thoái hóa sợi fibrinoid, bao quanh là tổ chức bào, tân cầu.
- Ban vòng (ít gặp): xuất hiện ở thân mình, cánh tay, đùi, không có ở mặt. Ban có đặc điểm là ban màu vàng hoặc vàng nhạt, đường kính 1-3cm, tròn, có bờ viền, không ngứa, không cứng, xuất hiện nhanh, mất đi sau vài ngày không để lại di chứng.
4. Biểu hiện ở thần kinh:
- Múa giật Sydenham (Chorea): là hiện tượng vận động nhanh, không tự chủ, không định hướng, tăng lên khi xúc động, mất đi khi ngủ ở một hoặc tất cả các chi.
- Liệt, hôn mê, co giật (biểu hiện của bệnh thấp não): ít gặp.
Chuẩn đoán:
- Viêm khớp dạng thấp: Thường viêm các khớp nhỏ, có tính chất đối xứng, thời gian di chuyển từ khớp này sang khớp khác lâu và thường để lại di chứng, XN yếu tố thấp RF (Rheumatic Factor) thường (+).
- Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp (Osler): sốt hằng định, kéo dài, có thể có rét run, toàn trạng sa sút; Thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim; Cấy máu dương tính (cấy máu 2 lần riêng biệt phân lập được Streptococcuc viridans, Streptococcus bovis, nhóm HACEK, Straphylococcus hay Enterococcus); Có bằng chứng tổn thương nội tâm mạc trên siêu âm (hình ảnh mảnh sùi di động lật phật trên van tim hay cạnh van, hình ảnh ổ áp xe ở trong tim, sự bong rời của một số van nhân tạo, hở van mới xảy ra); có thể biểu hiện của tắc mạch máu (não, phổi, chi, kết mạc, DH Janneway); lách to, chín mé, xuất huyết dưới da...
Điều trị:
Điều trị trong đợt hoạt động của bệnh:
- BN phải được nghỉ ngơi tại giường đến khi đi VSS trở về bình thường, nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng cho tim.
- Ăn nhẹ thức ăn dễ tiêu, giảm muối.
- Kháng sinh diệt liên cầu:
+ Phải dùng sớm
+ Penicillin V 1.000.000 UI/24h
+ Nếu dị ứng với Penicillin thì dùng Erythromycin 250mg x 4 viên/24h x 10 ngày (hoặc 40mg/kg/24h).
- Chống viêm:
+ Viêm đa khớp đơn thuần:
Aspirin 100mg/kg/24h x 10 ngày, sau 3-4 tuần dùng 60mg/kg/24h
Prednisolon 2mg/kg/24h x 10 ngày, sau đó giảm dần liều.
Từ ngày thứ 11 dùng Aspirin 10mg/kg/24h x 10 ngày, sau đó giảm liều 60mg/kg/24h x 5-7 tuần.
+ Viêm tim nặng:
Prednisolon 2mg/kg/24h x 2 tuần, sau 2 tuần thì giảm liều. 1 tuần trước khi giảm liều thì dùng Aspirin 100mg/kg/24h x 10 ngày, sau đó giảm liều 60mg/kg/24h.
+ Điều trị suy tim nếu có:
Cường tim, lợi tiểu, chế độ nghỉ ngơi hợp lý...
Phòng thấp tim:
- Phòng thấp cấp 1 (phòng ban đầu):
+ Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên do thấy liên cầu khuẩn tan huyết do nhóm A để phòng đợt đầu tiên của bệnh thấp tim.
+ Có thể dùng Benzathin Penicillin tiêm bắp duy nhất 1 liều.
Trẻ >30kg: 1.200.000 UI.
Trẻ <30kg: 600.000 UI
+ Nếu dị ứng với Penicillin thì thay bằng Rovamycin 150.000 UI/kg/24h x 10 ngày.
- Phòng thấp cấp 2
+ Áp dụng cho trẻ đã bị bệnh thấp tim.
- Penicillin chậm như: Retapen, Benzathin Penicillin G tiêm bắp sâu trên cơ mông
Trẻ >30mg: 1.200.000 UI/lần.
Trẻ <30mg: 600.000 UI/lần/
Thời gian tiêm:
Viêm đa khớp, tim nhẹ: 5 năm, nếu trong 5 năm vẫn có tái phát thì dùng đến 21 tuổi.
Viêm tim nặng thi dùng suốt đời.
|
Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. |
Comments[ 0 ]
Post a Comment