Lưu ý: Chất bromelain có trong dứa lại có thể gây tiêu chảy nếu mẹ bầu ăn nhiều dứa. Vì vậy nếu mẹ bầu muốn ăn dứa để chuyển dạ thì cũng khó mà thực hiện được vì khi ăn nhiều dứa sẽ có nguy cơ bị tiêu chảy hoặc dị ứng dứa.
Dứa không chỉ là một loại trái cây bổ dưỡng mà nó còn có tác dụng trị bệnh hiệu quả.
Theo Đông y, quả dứa có tác dụng bổ dưỡng, giải khát, sinh tân dịch, lợi
tiểu, giúp tiêu hóa, chống viêm, tẩy độc. Nhiều tác giả cho rằng ăn dứa
hằng ngày có thể chống tăng huyết áp và lợi tim mạch chống chứng huyết
khối phòng ngừa tai biến. Nước ép dứa chín dùng nhiều lần trong ngày tác
dụng nhuận tràng, tiêu ứ trệ.
Quả dứa có hàm lượng axit hữu cơ cao (axit malic và axit xitric). Dứa là
nguồn cung cấp mangan dồi dào cũng như có hàm lượng Vitamin C và
Vitamin B1 khá cao.
Một tài liệu khác cho biết: Trong 100g phần ăn được cho 25 kcal, 0,03 mg
caroten, 0,08 mg vitamin B1, 0,02 mg vitamin B2, 16 mg vitamin C (dứa
tây). Các chất khoáng: 16 mg ca, 11 mg phospho, 0,3 mg Fe, 0,07 mg Cu,
0,4g protein, 0,2g lipit, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g xơ.
Trong quả dứa có chứa enzym bromelain, có thể phân huỷ protein. Do vậy,
quả dứa được sử dụng trong chế biến một số món ăn như thịt bò xào, thịt
vịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng.
|
Quả dứa có tác dụng bổ dưỡng, giải khát, sinh tân dịch, lợi tiểu, giúp tiêu hóa... |
Bài thuốc trị bệnh từ quả dứa
1. Sỏi thận: Nước ép quả dứa nướng cháy vỏ ngoài trộn với một quả trứng gà, đánh nhuyễn, uống làm một lần (ngày hai lần, liền 3 ngày).
Hoặc: Quả dứa thái miếng, nấu nhừ với 0,5 g phèn chua trong 2-3 giờ, ăn cái, uống nước, dùng 7 ngày.
2. Đau gan, viêm gan: Vỏ quả dứa 50 g, phối hợp với cây chó đẻ
răng cưa 20 g, gan lợn 100 g, thái nhỏ sắc với 400 ml nước còn 100 ml,
uống làm hai lần trong ngày.
3. Sốt nóng, khát nước: Nõn dứa (đọt non) 20-30 g cắt nhỏ, giã nát, ép lấy nước uống hoặc phơi khô, sắc nước uống.
4. Chữa thấp khớp từ lá dứa: Đun nóng khoảng nửa chén dầu dừa ở lửa nhỏ.
Khi dầu dừa nóng thì bắc chảo ra khỏi bếp và bỏ khoảng 3 lá dứa (đã rửa
sạch và cắt mỏng) vào dầu dừa. Khuấy đều cho đến khi nguội rồi dùng để
thoa vào những vùng sưng khớp, đau khớp.
Lá dứa là loại lá có mùi thơm mà bà con ở nông thôn thường dùng để pha
trà, làm bánh hoặc bỏ vào trong xôi cho thơm. Trong lá dứa có nhiều tinh
dầu và chứa glycosides, alkaloid nên có rất nhiều công dụng trong y
học, được dùng rộng rãi và cách sử dụng rất đơn giản.
5. Trị huyết áp thấp, đầu choáng váng, mắt hoa, chân tay bải hoải rã rời: Lấy
thịt quả dứa 250 g thái thành miếng, thịt gà 60 g, cho chút bột hồ tiêu
rồi nấu chín để ăn. Món ăn này có công năng kiện tỳ, ích khí.
|
Chất bromelain có trong dứa lại có thể gây tiêu chảy nếu mẹ bầu ăn nhiều dứa. |
6. Chữa tiêu hóa kém, tiêu chảy do ăn các thực phẩm khó tiêu: Thịt quả dứa 250 g, ép lấy nước uống ngày 2 lần. Thuốc có công năng tiêu thực, chỉ tả.
7. Chữa thủy thũng: Thịt quả dứa 250 g thái ra ăn ngày 2-3 lần, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng.
8. Chữa các bệnh do tỳ-vị-khí hư suy, tiêu khát, tiểu tiện bất lợi: Lấy
ba quả dứa, gọt bỏ vỏ, ép lấy nước, đun nhỏ lửa để cô đặc lại, để nguội
rồi trộn đều với 1.500 g mật ong thành cao dứa để ăn.