Có báo đưa tin, giật tít “40% người Việt ăn cắp và nỗi khổ người Việt trên đất Nhật” là thiếu chính xác dễ gây hiểu lầm rằng 40% người Việt trên đất Nhật mắc bệnh “tắt mắt”. Sự thật là theo thống kê tại Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2013 đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ “cầm nhầm” liên quan tới người nước ngoài ở nước này. Tuy nhiên, thống kê trên rất đáng để chúng ta suy nghĩ bởi vấn đề không còn là lọ mỹ phẩm Shiseido và những cái áo hiệu Uniqlo (là thứ được dân “tắt mắt” chuộng nhất) đáng giá bao nhiêu tiền mà liên quan đến danh dự quốc gia.
Một vụ “tắt mắt” cũng rất đáng bị phê phán, nhất là tắt mắt ở nước ngoài đã làm xấu đi hình ảnh người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Nhiều khi bệnh “tắt mắt” không hẳn vì nghèo đói, nhất là đã ra nước ngoài dù công tác hoặc lao động cũng không đến nỗi thiếu mà phải cố tình “cầm nhầm”. Nó là một bệnh có ở một bộ phận người Việt.
Nguyên nhân bắt đầu từ thói quen thích “nhặt”. Thấy xe chở hàng bị đổ hay người đi đường bị rơi tiền, gió thổi bay thì... nhặt như một phản xạ! Nhặt dễ nên ngấm vào máu và thấy mình có thêm cái đáng lý mình không có bỗng trở thành niềm vui! Đến khi vào siêu thị trong nước hay ra nước ngoài thấy hàng hóa bày ra, xung quanh không có ai, cái phản xạ xấu trỗi dậy là tiện tay nhặt. Người có học và hiểu biết cũng dễ mắc bệnh này. Đã có cô chân dài trong cuộc thi nọ rất thích thò tay vào túi áo đồng nghiệp treo ở cánh gà sân khấu hoặc trong phòng thay đồ để nhặt điện thoại, đồng hồ không phải để sau đó đem bán mà để cho người khác cốt oai. Hoặc có cô con một vị lãnh đạo chức không nhỏ nhưng ra nước ngoài, vào siêu thị nhưng thói quen làm cô quên mất có camera cũng... tiện tay “nhặt” giấu trong người sau đó bị bắt quả tang tại cửa thanh toán.
Bệnh “nhặt” cũng rất dễ lây. Thấy người khác nhặt thì mình cũng nhặt. Thành bệnh thì lúc có một mình, thấy dễ hoặc tưởng dễ, không ai biết thì bệnh phát như một thứ vô thức và... cũng nhặt!
Nguyên nhân sâu xa hơn là bản thân người mắc và dễ mắc bệnh tắt mắt vốn thiếu lòng tự trọng. Tự trọng lớn nhất là tự trọng với chính mình như các cụ dạy: “Trời biết, đất biết và mình biết là quá nhiều rồi. Nhục với chính mình là nỗi nhục lớn nhất”.
Bệnh “nhặt” của một số người Việt phát tác ở nước ngoài chỉ có ở những năm gần đây và trước nữa hầu như không có. Người Việt ra nước ngoài khi đó luôn nghĩ đến danh dự đất nước và giữ gìn nhân cách Việt. Khi trong nước có nạn “phong bì”, người này “vặt” của người kia trong những mối quan hệ nhờ vả, phụ thuộc, tâm lý tranh thủ nhặt những thứ ngoài khả năng mình có mới phát sinh chăng. Tâm lý này lâu ngày chai lỳ thành quen, đánh mất lòng tự trọng phát sinh thành tham nhũng. Tham nhũng lớn hay nhỏ cũng là thứ bệnh nhặt tùy điều kiện nhặt nhiều hay ít. Nhặt của nhau thành quen, ra nước ngoài cũng thành phản xạ rồi nhặt của thiên hạ.
Chuyện “tắt mắt”, “nhặt bừa”, “cầm nhầm” với giá trị tiền bạc không lớn nên tưởng nhỏ vì thế thái độ cộng đồng không quyết liệt. Có cô ra nước ngoài công tác đã tắt mắt, làm mất danh dự quốc gia, về nước sau một thời gian còn được bổ nhiệm và thỉnh thoảng còn rao giảng về văn hóa quả là phản cảm khi đáng ra cần phân công làm việc khác! Khi thái độ cộng đồng quyết liệt sẽ chữa được bệnh nhặt trong xã hội. Sau vụ hôi bia ở Đồng Nai, nhiều người dân đã nhặt giúp hàng trên những xe bị lật không phải vì Đồng Nai truy tố vài người nhặt bia mà chính vì truyền thông rầm rộ đánh thức lòng tự trọng trong mỗi người thành một thái độ cộng đồng.
Rất chua xót khi bên Nhật có cửa hàng thông báo bằng hai thứ tiếng Nhật và Việt “Ăn cắp vặt là phạm tội (...). Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động”.
Thói quen nhặt không hẳn vì nghèo đói quả là một bệnh xã hội đáng báo động và càng đáng báo động hơn khi xảy ra ở nước ngoài khiến bạn bè nhìn sai lệch văn hóa của một dân tộc có nghìn năm văn hiến.
Soithan.vn
|
Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. |
Comments[ 0 ]
Post a Comment