Bệnh trĩ là bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn, có thể
gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một đặc điểm chung thường làm cho bệnh nhân
không được điều trị bệnh trĩ triệt để sớm vì khi bị trĩ nhẹ thường ít ảnh hưởng
tới cuộc sống và bệnh nhân thường ngại đi khám, nhất là phụ nữ. Người ta chỉ đi
khám và điều trị trĩ khi căn bệnh này ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt và năng suất
lao động của họ.
Ngăn chặn các yếu tố có thể làm bệnh trĩ nặng hơn
Với cách này, người bị bệnh trĩ sẽ tránh được tránh táo bón,
tập thói quen đi cầu đều đặn hằng ngày; điều chỉnh chế độ ăn uống như uống đủ
nước, ăn nhiều chất xơ; tập thể dục, vận động thường xuyên. Ngoài ra, người bệnh
cần có chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý; vệ sinh tại chỗ vùng hậu môn bằng
phương pháp ngâm nước ấm 2-3 lần một ngày, mỗi lần 10-15 phút.
Điều trị bệnh trĩ bằng nội khoa
Dùng thuốc hay còn gọi là phương pháp nội khoa có
thể điều trị đượcbệnh trĩ nội từ độ 3 trở xuống, trĩ ngoại. Tây Y có
các thuốc viên, thuốc đặt, thuốc bôi, còn Đông y có thuốc thang, thuốc
cổ phương bào chế theo phương pháp hiện đại...
Đối với bệnh trĩ, y học cổ truyền có hiệu quả hơn.
Bởi y học cổ truyền giải thích bệnh dựa trên tìm tòi nguyên căn, cái
gốc của bệnh. Các vị thuốc quý trong Đông y được lựa chọn, cân đong
để tạo nên một bài thuốc, thường gọi là thuốc cổ phương. Hiện nay,
với sự phát triển của ngành sản xuất dược phẩm, những bài thuốc
cổ phương, thuốc thang được bào chế, đóng gói khá tiện lợi. Thậm
chí, không chỉ các lương y mà các bác sĩ Tây y cũng lựa chọn để
khuyên bệnh nhân sử dụng.
Trong đó có thuốc tiêu trĩ Safinar điều trị hiệu quả bệnh
trĩ nội, trĩ ngoại. Đây là thuốc nên có tác dụng điều trị bệnh tận gốc.
Điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật
Bệnh nhân sẽ được tiêm xơ (có tác dụng cầm máu và hạn chế hiện
tượng sa bó trĩ); thắt búi trĩ bằng vòng cao su (búi trĩ bị thắt sẽ hoại tử vào
ngày thứ 3-4, vòng cao su còn nằm lại lâu hơn để cầm máu). Bệnh nhân sẽ được sử
dụng tia hồng ngoại như chiếu tia hồng ngoại làm đông đặc niêm mạc; được đốt bằng
dao điện một hoặc hai cực (ít làm); đốt búi trĩ bằng laser CO2.
Điều trị bệnh trĩ bằng ngoại khoa
Chỉ thực hiện khi các phương pháp điều trị khác thất bại như
trĩ chảy máu nhiều, được điều trị nội nhưng không đỡ hay sa trĩ thường xuyên.
Phẫu thuật cắt các búi trĩ riêng lẽ có hoặc không kèm tạo
hình hậu môn hoặc phẫu thuật cắt trĩ bảo tồn vùng niêm mạc hậu môn. Tất cả các
phương pháp điều trị dù có can thiệp hay không đều chỉ hiệu quả khi kết hợp với
các biện pháp dự phòng hợp lý.
Tuy nhiên, khi có các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến khám
tại các cơ sở y tế để có hướng
điều trị bệnh trĩ đúng đắn tùy theo từng giai đoạn của bệnh và thực hiện đúng theo chỉ
định của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn.
Comments[ 0 ]
Post a Comment