Trong
cuộc đời mỗi một con người, tài sản quý giá nhất là sức khỏe, bởi sức
khỏe không thể quy đổi thành tiền, có sức khỏe là có tất cả. Có sức khỏe
con người mới có khả năng sinh hoạt, sáng tạo, làm ra của cải vật chất
và hưởng thụ những thành quả mà mình đạt được. Thế nhưng, không phải ai
cũng có một cơ thể hoàn hảo, khỏe mạnh, không bệnh tật. Phần lớn con
người thường do bệnh tật, ốm yếu mà chết. Một trong những căn bệnh nguy
hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống và tính mạng của con người là bệnh thận.
Theo
thống kê trung bình cho thấy từ 25 - 30% bệnh nhân bị cắt thận trong số
những người mắc sỏi thận gây viêm thận, bể thận. Tỉ lệ tái phát của sỏi
thận là từ 10 - 20%.
Sỏi
thận là nguyên nhân thứ ba sau bệnh nhiễm cầu thận nguyên phát và viêm
cầu thận thứ phát gây suy thận mạn tính. Sỏi hệ thống tiết niệu là một
cấu trúc phức tạp dạng rắn được tạo ra từ các chất như canxi, photpho...
Sỏi
thận có thể được phân chia vị trí như: sỏi thận (sỏi đài thận, sỏi bể
thận), sỏi niệu quản (sỏi niệu quản đoạn trên, sỏi niệu quản đoạn giữa,
sỏi niệu quản đoạn giữa, sỏi niệu quản đoạn dưới), sỏi bàng quang, sỏi
niệu đạo.
Bệnh sỏi thận
có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong
thận. Khi cát hay sỏi bắt đầu di chuyển xuống bụng, bẹn và đùi. Khi cử
động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đâu thắt ở vùng eo, có thể đi
kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh
và sình bụng.
Khi
sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu, người bệnh hay buồn đi tiểu.
Nếu sỏi chặn toàn bộ thiết diện trong đường tiểu thì nước tiểu bắt đầu
tích tụ trong thận, gây ra các cơn đau sỏi thận. Giai đoạn này có thể
xuất hiện máu trong nước tiểu, nhất là khi có cơn đau mạnh hay lao động
nặng. Có khi sỏi được thải ra ngoài cùng nước tiểu. Khi thấy có cảm giác
khó chịu ở vùng eo dù không nặng cũng cần nhanh chóng đến khám bác sĩ
tiết niệu.
Triệu chứng đau do sỏi thận:
Đau
đớn từng cơn, đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống
bụng dưới và xuống đùi. Đó là do sỏi nút lại như nút chai, khiến nước
tiểu không thoát ra ngoài được. Khi nước tiểu bị tắc nhiều hay ít sẽ tạo
ra các cơn đau khác nhau. Nhiều khi bệnh nhân cảm thấy đau, cựa mình
một lúc lại hết đau là do viên sỏi chưa quá lớn, lúc đầu gây bít tắc
nước tiểu, nhưng viên sỏi lại di chuyển vị trí khiến nước tiểu rỉ ra
được một chút làm cơn đau giảm bớt.
Đau một bên là do bị sỏi ở một bên thận, và nếu bị sỏi cả hai thận thì người bệnh sẽ đau cùng lúc cả hai bên hố thắt lưng.
Tiểu ra máu do sỏi va vào thành niệu quản, gây xước và chảy máu. Tiểu buốt, tiểu dắt.
Cũng
có khi hòn sỏi to di chuyển xuống gây tắc niệu quản dẫn đến ứ nước,
thận căng to và đau dữ dội cả vùng trước và sau hố thắt lưng. Cũng có
khi hòn sỏi nhỏ di chuyển chỉ gây đau nhẹ và lan nhanh.
Đau
vùng hố sườn lưng, thường đau âm ỉ một bên hoặc cả hai bên. Đau cả vùng
hạ sườn. Khi vỗ hố lưng, bệnh nhân nhức nhối. Thường do sỏi đài bể
thận. Khi có kèm thận to thì có thện ứ nước hoặc ứ mủ và hòn sỏi có thể ở
niệu quản.
Đau kèm bí tiểu: Sỏi đã chít tắc cổ bàng quang hoặc đã ra niệu đạo.
Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang
chứa tinh chất cao khô kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng
dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời,
hòa tan sỏi theo cơ chế "nước chảy đá mòn". Sirnakarang có tác dụng
chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện
thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và thải ra ngoài. Đông y gọi đó
là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu).
Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn
ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và
tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau
đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây
ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn
các dạng bào chế khác.
Dược sĩ tư vấn: 043.990.6195
Comments[ 0 ]
Post a Comment