Rau chân vịt:
Tính mát, vị ngọt, có vùng coi rau chân vịt là thức ăn "nảy nở". Nhiều sách y học cổ truyền cũng có nhận định là: "ăn nhiều gây lở loét". Qua quan sát lâm sàng của y học hiện đại có thể nhận thấy: một số bệnh nhân thận sau khi ăn rau chân vịt thấy trong niệu đạo gia tăng kết tinh của loại muối, nước tiểu trở lên nên vẩn đục. Vì vậy, người bệnh thận nên kiêng ăn hoặc cần cẩn thận khi ăn loại rau này.
Củ niễng:
Căn cứ vào những nghiên cứu cho thấy, củ niễng non chứa một lượng khá lớn axit axalic và calcium oxalate khó hòa tan. Do đó những người có sỏi trong hệ thống niệu đạo không nên ăn nhiều, hoặc ăn thường xuyên loại củ này.
Trà đặc:
Trong lá trà có chứa chất hoạt tính như cafein, có thể khiến huyết áp tăng cao, làm tim đập nhanh. Còn trong lá trà xanh lượng cafein tương đối thấp, chứa tương đối nhiều polyphenols, có tác dụng ức chế cafein và lợi tiểu. Do đó người bệnh thận có thể uống trà nhưng không nên dùng trà đặc, các sản phẩm từ lá trà như trà xanh tương đối phù hợp.
Cà phê:
Không chỉ làm tăng huyết áp mà còn làm tăng lượng cholesterol, làm trầm trọng thêm mức độ xơ cứn động mạch, điều này không có lợi đối với người bệnh thận, do đó không nên sử dụng thường xuyên.
Comments[ 0 ]
Post a Comment