Người bị
bệnh sỏi thận thường không phát hiện sớm mình bị sỏi vì không có dấu hiệu nào
đáng kể. Triệu chứng đầu tiên của bệnh sỏi thận là người bệnh bị đau vùng hông,
thắt lưng.
Quá trình hình thành sỏi không có triệu
chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau
đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết.
Sỏi thận
là nguyên nhân dẫn đến suy thận
Sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng
trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận
là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận.
Sỏi trong thận được hình khi lượng nước
tiểu quá ít hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở
thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
Sỏi thận thường có các triệu chứng: cơn
đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản, gây đau vùng thắt lưng, lan xuống
hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng. Có khi chỉ đau âm ỉ vùng thắt lưng do
sỏi không gây tắc. Tiểu ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do
nhiễm khuẩn gây tổn thương thận chảy máu. Người mắc bệnh cũng có sốt cao 38 –
39 độ C, hoặc bị ớn lạnh, thận to đau, cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu, nước
tiểu đục do nhiễm khuẩn.
Nguyên
nhân gây bệnh sỏi thận
Sỏi thận
do lắng đọng: Vì uống nước không đủ, nhất là với
những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc
uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày.Nguồn nước uống chứa nhiều
canxi… cũng gây tạo sỏi.
Chế độ
ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: Ăn
thiên lệch một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá
nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận.Ăn nhiều muối, người thừa
cân béo phì, nghiện rượu… nguy cơ mắc bệnh cao.
Nhiễm
trùng bộ phận sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp ở nữ
giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây
viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó
hình thành sỏi.
Hiếm gặp là các trường hợp có dị vật
trong bàng quang. Y văn thế giới có ghi một số trường hợp bị dị vật như lá cây,
cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong. Những dị vật đó cũng
làm lắng đọng sỏi, thậm chí sỏi rất lớn.
Phát
hiện sớm sỏi thận để điều trị bệnh
Để phòng bệnh, mỗi người cần “ngăn chặn”
từ đầu các nguy cơ, nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như: Uống nước đủ và đều, ăn
uống hợp lý, vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách (nhất là với nữ), không uống
quá nhiều rượu bia…
Nếu có những triệu chứng của bệnh, cần
đi khám để bác sĩ chuyên khoa có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Nếu nhẹ, có
thể điều trị nội khoa (uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi
tiểunếusỏi nhỏ dưới 5mm; uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng
thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài).
Nếu điều trị nội khoa không có kết quả,
bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ
thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi).
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận
Các biểu hiện của sỏi thận rất dễ nhầm
lẫn bệnh khác. Viên sỏi có thể gây đau ở vùng xườn bụng, giữa xương sườn và
hông, đau ở hông cảm giác đau lan tỏa tới tận háng.
Sỏi thận là “thủ phạm” chính gây đau
đường tiết niệu và chiếm đa số các ca cấp cứu tại bệnh viện. Bệnh phát triển ở
nam giới ngoài 40 sống ở những vùng nóng bức. Ngoài ra, béo phì và nghèo dinh
dưỡng cũng là nguyên nhân gây sỏi thận ở trẻ em.
Điều bí
ẩn của bệnh
Người ta chưa hiểu rõ về sỏi thận nhưng
cho rằng có một số người dễ bị mắc bệnh này hơn những người khác, trong đó có
yếu tố di truyền.
Một số bệnh cũng làm gia tăng sự hình
thành sỏi thận, bao gồm các bệnh viêm đường tiết niệu tái diễn thường xuyên,
bệnh thận, bệnh chuyển hóa và nhiễm toan ống thận (thận không có khả năng bài
tiết axit – bệnh có yếu tố di truyền).
Những người có nguy cơ mắc sỏi thận cao
gồm những người bị viêm đường ruột mãn hay phải thay thế một đoạn ruột hoặc
phẫu thuật tạo hậu môn.
Tình trạng khử nước cũng là 1 yếu tố
quan trọng có thể dẫn tới sỏi thận bởi vì các khoáng chất này hiện diện tự
nhiên trong nước tiểu và sẽ trở nên đậm đặc khi lượng nước ít đi.
101 tinh
thể tạo nên sỏi thận
Một viên sỏi thận có chứa thành phần
chính là can-xi oxalate (vốn có sẵn trong nước tiểu), axit uric, xsytin hay
methionine.
Quả thận làm việc như một máy lọc của cơ
thể. Chúng lọc máu và đưa các chất thải từ máu vào nước tiểu. Nếu lượng nước
tiểu quá ít hoặc thường xuyên bị ứ lâu thì các tinh thể rắn nhỏ sẽ kết hợp với
nhau và hình thành những viên sỏi thận.
Một số viên sỏi thận nhỏ đến mức mà
chúng có thể dễ dàng thoát ra ngoài qua đường tiểu tiện mà không thể nhận ra.
Tuy nhiên, nếu chúng quá lớn, thì sẽ phải cần tới sự can thiệp y tế. Những viên
sỏi lớn có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe thực sự bởi vì chúng sẽ gây tắc,
khiến thận bị ứ nước và gây viêm thận. Nếu chúng lọt vào niệu quản sẽ gây ra
các cơn đau quặn.
Các biểu
hiện của sỏi thận
Các biểu hiện của sự có mặt sỏi thận rất
dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Lúc đầu, viên sỏi có thể gây đau ở vùng bụng
phía bên cạnh cơ thể, giữa xương sườn và hông, đau ở hông hay ở giữa lưng với
cảm giác đau lan tỏa tới tận háng.
Đau đớn này có thể kèm theo buồn nôn hay
nôn vọt, tiếp đó là đái buốt, nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu. Trong một số
trường hợp nghiêm trọng, có thể gây bí tiểu do sỏi đã lấp kín đường đi của nước
tiểu. Nếu kèm theo đó là sốt cao dần thì có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm
đang hiện diện và cần có sự can thiệp y học ngay lập tức.
Tiêu sỏi
Hầu hết các viên sỏi thận sẽ tự đào thải
với thời gian là 6 tuần. Trong giai đoạn này, sẽ cần một đơn thuốc giảm đau,
nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước để mọi thứ được lọc thải và phòng khử nước.
Nếu viên sỏi quá lớn để có thể tự tiêu
thì sẽ đòi hỏi sự can thiệp để phá vỡ viên sỏi này, giúp nó tự tiêu. Các cách
thường áp dụng là dùng sóng siêu âm hay máy tán sỏi.
Nếu viên sỏi lớn đến mức không thể áp
dụng hai cách trên thì sẽ phải phẫu thuật.
Phòng
sỏi thận như thế nào?
Cách tốt nhất để chữa bệnh sỏi thận là
phòng ngừa. Nếu bạn không có bất kỳ một tiền sử bệnh tật nào thì cần uống 8-10
cốc nước mỗi ngày để giảm sự hình thành của sỏi thận.
Nếu đã có sỏi thận thì cần đặc biệt tuân
thủ chế độ ăn do bác sĩ đề ra (tùy vào loại sỏi thận mà bác sĩ sẽ cung cấp cho
bạn 1 chế độ ăn phù hợp) cũng như duy trì lượng nước cho cơ thể.
Sỏi thận. Những triệu chứng cần lưu ý
Đau dữ
dội
Cảm giác đau dữ dội, mãnh liệt, cảm giác
bị co thắt bên trong, lăn lộn, không nằm ở tư thế nào để giảm đau, người bệnh
bị nôn và thường xuyên buồn nôn.
Thường là đau xuất hiện ở vùng hố sườn
lưng một bên hay hai bên, cả vùng hạ sườn. Đau co thể lan từ hố thắt lưng lan
xuống dưới hoặc ra phía trước đến hố chậu rồi bộ phận sinh dục ngoài và mặt
trong đùi.
Tiểu
tiện ra máu
Sau cơn đau quặn thận, người bệnh thường
bị tiểu ra máu toàn bãi, thường tái phát khi bệnh nhân rung chuyển nhiều và
mạnh, có thể đỡ khi bệnh nhân được nghỉ ngơi. Ngoài tiểu ra máu, một số bệnh
nhân bị tiểu ra mủ, tiểu buốt hay tiểu gắt.
Sốt cao
Nếu bị viêm đài- bể thận, bệnh nhân dễ
bị sốt rất cao, có cảm giác rét run. Khi đó, bệnh nhân cần được xét nghiệm nước
tiểu, đo pH, cấy nước tiểu , siêu âm, chụp thận UIV, UPR hay xét nghiệm máu để
có kết luận cụ thể về tình trạng bệnh.
Cách điều trị sỏi thận
Sỏi thận có nhiều cách chữa bằng phương
pháp nội khoa hay ngoại khoa. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược
điểm riêng. Điều trị nội khoa theo Tây Y có kết quả rất giới hạn và tốn kém.
Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật lấy sỏi hay các thủ thuật như tán sỏi ngoài
cơ thể, tán sỏi qua da, lấy sỏi niệu quản qua nội soi đều là các kỹ thuật xâm
lấn, chi phí điều trị cao, phải có những chỉ định chuyên biệt. Tuy nhiên, hơn
60% số người bị sỏi thận sẽ bị tái phát trở lại, do đó việc ngăn ngừa tái phát
sỏi sau điều trị là rất quan trọng.
Dùng thuốc từ thảo dược để điều trị sỏi
thận bắt đầu được chú ý từ những năm 1970. Trong đó, Kim Tiền Thảo – Desmodin
styracifolium (Osb.) Merr. Fabaceae – là dược liệu rất công hiệu để chữa các
bệnh về sỏi thận, sỏi tiết niệu. Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy Kim Tiền
Thảo tác dụng điều trị tốt đối với sỏi có gốc canxi. Thời gian điều trị phụ
thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi trong đường tiết niệu. Sau khi hết triệu
chứng lâm sàng, có thể phòng ngừa sự tái kết sỏi bằng cách dùng Kim Tiền Thảo
với liều thấp hơn.
Kim Tiền Thảo có tác dụng lợi tiểu, pha
loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự lớn lên thêm của viên sỏi, đồng thời hòa tan
sỏi thận theo cơ chế bào mòn. Sau đó nhờ tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mà
làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển
xuống dưới và bị đẩy ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông
(tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu). Ngoài ra, Kim Tiền Thảo giúp giảm sự
đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây
ra.
Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu rất dễ tái
phát, do đó cần tuân thủ chế độ ăn uống đủ nước, giảm lượng thức ăn giàu
oxalat, canxi, đạm động vật… thường xuyên sử dụng Kim Tiền Thảo với liều duy
trì giúp phòng tránh sỏi đường tiết niệu, nhằm mang lại cho người bệnh cuộc
sống tốt đẹp hơn.
Comments[ 0 ]
Post a Comment