Sỏi thận hình thành do lượng nước cung cấp cho cơ thể hàng ngày ít, nồng độ các chất khoáng như canxi, natri, cystine hay phốt pho tăng cao.
Sỏi thận - tiết niệu là bệnh phổ biến và là một trong những nguyên nhân gây suy thận mãn tính. Thống kê tại các bệnh viện có khoa Tiết niệu ở Việt Nam cho thấy hơn 10% dân số bị sỏi thận.
Có nhiều loại sỏi thận, trong đó sỏi gốc canxi thường gặp chiếm khoảng 80%, sỏi struvit khoảng 10%; sỏi xanthine và cystin hiếm gặp hơn. Vậy
bệnh sỏi thận có nguy hiểm không.
Quá trình hình thành sỏiSỏi thận hình thành do lượng nước cung cấp cho cơ thể hàng ngày ít, hay nồng độ các chất khoáng như canxi, natri, cystine hay phốt pho tăng cao. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu. Hoặc chúng có thể mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản.
Sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên dễ làm tổn thương thận. Có những viên nằm lại thận rồi phát triển to dần, choáng hết đài bể thận, gây ra tai biến nghiêm trọng và làm giảm các chức năng của cơ quan này, dẫn đến suy thận.
Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi lớn gây đau, hay đi tiểu ra sỏi mới biết.
Cách chữa trị, phòng tái phát sỏi thậnSỏi thận có thể chữa bằng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa. Mỗi giải pháp đều có ưu, nhược điểm riêng.
Điều trị nội khoa theo tây y khá giới hạn và tốn kém. Còn điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật lấy sỏi hay các thủ thuật như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, lấy sỏi niệu quản qua nội soi đều là kỹ thuật xâm lấn, chi phí điều trị cao, phải có chỉ định chuyên biệt. Tuy nhiên, hơn 60% số người bị sỏi thận sẽ tái phát trở lại, do đó việc ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị là rất quan trọng.
Dùng thuốc từ thảo dược để trị sỏi thận được chú ý từ những năm 1970, phù hợp khi sỏi chưa gây các biến chứng. Thời gian điều trị phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi trong đường tiết niệu. Có thể ngăn ngừa sự kết sỏi trở lại với liều thấp hơn.
Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu rất dễ tái phát, do đó bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống đủ nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi, đạm động vật… và có thể dùng thuốc từ thảo dược.
Nguồn:
http://soithan.vn/
Comments[ 0 ]
Post a Comment