1. Sữa tươi tốt hơn sữa bột
Hàm lượng sắt và phốt-pho trong thành phần sữa tươi không thích hợp với hệ tiêu hóa còn non của trẻ sơ sinh. Nếu cho trẻ dùng sữa tươi quá sớm, trẻ không những không hấp thụ được chất dinh dưỡng mà còn gây ra bệnh sỏi thận.
Ngoài ra lactozo có trong sữa tươi thúc đẩy sản sinh trực khuẩn của đại tràng khiến hệ thống tràng vị của bé dễ sinh bệnh tật, đồng thời thành phần khoáng chất làm gia tăng hoạt động của thận gấp hai lần gây ra hiện tượng trẻ mất nước, táo bón, nóng trong…
2. Sữa càng đắt càng tốt
Các chuyên gia cho biết khi nghiên cứu các thành phần giữa các loại sữa bột thực tế hàm lượng dinh dưỡng không khác biệt là mấy. Nhưng một số doanh nghiệp lợi dụng tâm lý người mua hàng cố tình nâng giá hoặc các sản phẩm sữa nhập khẩu do phải nộp thuế tương đối cao do đó giá cả thường cao hơn các loại sữa trong nước.
3. Tỉ lệ dinh dưỡng là quan trọng nhất
Đối với trẻ 1 tuổi thành phần dinh dưỡng trong sữa chủ yếu gần giống với sữa mẹ, có một số sản phẩm nâng cao thành phần này nhưng đối với bé thì hiệu quả không thay đổi. Ngoài uống sữa từ 6 tháng tuổi nên cho bé ăn thêm các loại thực phẩm bổ trợ. Khi mua sữa nên chọn nhà sản xuất đáng tin cậy, hơn nữa các sản phẩm sữa nhập khẩu phần lớn được sản xuất theo tiêu chuẩn thể chất người phương tây cho dù kỹ thuật tiên tiến hơn nhưng chưa chắc đã phù hợp với thể chất trẻ em Việt.
4. Sữa thơm do giá trị dinh dưỡng cao
Mùi vị trong sữa chỉ có tác dụng thay đổi khẩu vị của bé nhưng không nâng cao thành phần dinh dưỡng trong sữa.
5. Bột sữa tan nhanh mới tốt
Độ hòa tan của sữa không thể hiện thành phần dinh dưỡng của sữa, đặc biệt là sữa bột. Sữa bột là thành phần hỗn hợp các nguyên liệu: bột sữa, tinh bột, bột bơ, nguyên tố vi lượng. Chất lượng, tỉ lệ pha phối là yếu tố quyết định chất lượng sữa.
6. Lượng canxi càng cao càng thích hợp
Thực tế hàm lượng canxi trong nguyên liệu chế biến sữa bột không cao nhưng do đặc điểm sản phẩm một số nhà sản xuất đã nâng cao tỉ lệ canxi hóa học trong sữa. Tuy nhiên cơ thể bé cũng rất khó hấp thụ lượng canxi hóa học quá cao, ngược lại gây hiện tượng khó tiêu, đại tiện khó lâu ngày dẫn đến sỏi thận.
7. Sữa mát nhờ thêm đường
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ dễ bị nóng trong khi uống sữa bột, do đó khi cho trẻ uống sữa thường thêm một chút đường, phương pháp này là hoàn toàn sai lầm. Hàm lượng thành phần trong sữa vừa đủ không cần bổ sung thêm lượng đường, nếu dùng đường quá nhiều có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, trẻ béo phì hoặc lượng đường trong cơ thể quá cao.
8. Trẻ một tuổi chỉ cần uống sữa
Mặc dù sữa mẹ và sữa bột là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ tuy nhiên cần cho trẻ bổ sung thêm thực phẩm phụ, tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu máu, kẽm. Cho trẻ ăn bổ sung tùy theo tháng tuổi: 4 tháng tuổi bắt đầu cho ăn lòng đỏ trứng, 5 tháng tuổi cho ăn thêm rau xay nhỏ, 6 tháng cho ăn cá xay, 8 tháng ăn thêm đậu nhuyễn, tiết động vật hoặc gan xay.
Hạnh Phúc
Theo FMW
Comments[ 0 ]
Post a Comment