Sỏi
mật là sự hiện diện của sỏi trong hệ thống đường mật bao gồm đường mật
trong gan, túi mật và đường mật ngoài gan tận bóng vanter.
Ở
các nước phương Tây, phần lớn là sỏi cholesterol được thành lập trong
túi mật, các nước nhiệt đới và châu Á phần lớn là sỏi sắc tố mật được
hình thành trong ống gan và đường dẫn mật do giun và nhiễm khuẩn. Sỏi
mật là một trong các bệnh dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm, nếu không
can thiệp kịp thời sẽ đưa đến tình trạng nguy hiểm.
Thành phần của sỏi mật gồm những gì?
Sỏi
mật gồm nước muối mật, sắc tố mật, canxi..., chúng cô đặc dần và thành
sỏi. Đây là loại sỏi tổng hợp, hay gặp và có thể phát hiện khi chụp
Xquang. Ngoài sỏi mật tổng hợp còn có nhiều loại sỏi khác như:
Sỏi cholesterol:
Cấu tạo chủ yếu bằng cholesterol – là một thành phần chuyển hóa của
gan, là một thành phần của mỡ máu. Loại này có màu vàng sẫm, không cản
quang. Loại sỏi này hình thành khi có sự rối loạn về nồng độ
cholesterol, acid mật và lecithin.
Có
một số yếu tố thúc đẩy sự hình thành sỏi cholesterol đó là: tuổi, giới
(nữ/ nam = 3/1), chủng tộc, yếu tố gia đình, béo phì, phụ nữ đẻ nhiều
con, uống một số thuốc như thuốc hạ mỡ máu, thuốc ngừa thai, ăn uống quá
nhiều năng lượng...
Sỏi sắc tố mật: Thường gặp ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, có hai loại đen và nâu.
-
Sỏi sắc tố đen: Màu đen hình dạng không đều, nó được thành lập khi nồng
độ bilirubin không liên hợp trong mật gia tăng, đây là trường hợp của
huyết tán và trong xơ gan.
- Sỏi sắc tố nâu: Màu nâu hoặc vàng nhạt, đây là hậu quả của giun chui ống mật và nhiễm khuẩn đường mật.
Sỏi muối mật: Thường có màu đỏ, cũng dễ kết hợp với canxi.
Khi bị sỏi mật sẽ biểu hiện như thế nào?
Sỏi túi mật:
Đây là loại sỏi có thể có một thời gian dài yên lặng. Khi có biểu hiện
lâm sàng, triệu chứng chủ yếu là cơn đau quặn gan, đau dữ dội vùng hạ
sườn phải, lan ra sau lưng và lên vai phải, đôi khi đau lan sang cả vùng
thượng vị làm dễ nhầm tưởng là đau dạ dày. Cơn đau quặn gan kéo dài
trên 15 phút đến 3 - 4 giờ, nếu trên 6 giờ phải nghĩ đến có biến chứng.
Nếu
có hiện tượng tắc nghẽn thì túi mật ngày càng to dần lên, khi sờ vào có
thể thấy túi mật căng phồng, ấn vào bệnh nhân rất đau, nếu không xử trí
kịp thời có thể đưa đến viêm túi mật cấp tính, sẽ sốt cao 39 – 40o C.
Sỏi đường mật:
Đây là loại sỏi có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, đau thường là do sự
di chuyển của sỏi túi mật và sỏi đường mật trong gan. Thông thường có 3
triệu chứng rất điển hình (gọi là tam chứng Charco) tuần tự xuất hiện:
đầu tiên là cơn đau quặn gan với biểu hiện như trên, sau đó xuất hiện
sốt nóng và rét run. Cuối cùng là vàng da, vàng mắt, phân bạc màu, đi
tiểu nước tiểu sẫm màu.
Ngoài
những biểu hiện lâm sàng thì các xét nghiệm cận lâm sàng đặc biệt là
siêu âm xét nghiệm cơ bản không xâm nhập giúp phát hiện sỏi 70 – 80%,
ngoài ra còn giúp phát hiện tổn thương đường mật, túi mật, tụy.
Những biến chứng gì có thể xảy ra?
Viêm
và nhiễm khuẩn đường mật, túi mật cấp; hoại tử túi mật và thấm mật phúc
mạc là biến chứng rất nguy hiểm phải can thiệp ngoại khoa và có thể để
lại hậu quả nặng nề.
Rò túi mật đường mật vào ống tiêu hóa và ứ nước túi mật.
Xơ gan: biến chứng này xảy ra do ứ mật lâu ngày kèm viêm nhiễm làm tổn thương nhu mô gan và thay thế bằng tổ chức xơ.
Cần làm gì khi nghi ngờ bị sỏi mật?
Phải
đi khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện để xác định xem có bị sỏi mật hay
không, từ kết quả này bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị và lời khuyên hợp
lý.
Khi đã có chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn không được chủ quan.
Điều
trị sỏi mật bao gồm điều trị nguyên nhân là loại bỏ sỏi đồng thời điều
trị triệu chứng và biến chứng nếu có. Khi điều trị nội khoa có thể sử
dụng các thuốc chống co thắt cơ trơn như atropin, papaverin, nospa,
visceralgin...; các thuốc chống nhiễm khuẩn như nhóm aminoglycosid, nhóm
quinolon...; nhóm thuốc làm tan sỏi như chenodex, ursolvan..., tuy
nhiên khi dùng các thuốc này phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Hoặc có thể dùng thuốc thảo dược Sirnakarang trị sỏi thận là sự kết hợp của tất cả các thuốc trên.
Khi
điều trị nội khoa không có kết quả nên chuyển sang điều trị ngoại khoa
với các kỹ thuật mới như tán sỏi qua da, lấy sỏi qua nội soi ngược
dòng... đã mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh
Vậy dự phòng bệnh sỏi mật như thế nào?
Hạn
chế ăn mỡ động vật, phủ tạng động vật, cẩn trọng khi dùng thuốc tránh
thai... Ăn uống hợp vệ sinh, định kỳ 6 tháng tẩy giun một lần. Tập thể
dục liệu pháp, xoa nắn cơ thành bụng vùng túi mật, có thể sử dụng thuốc
nhuận mật như chophytol, sorbitol.