Sỏi mật có thể ở đường
dẫn mật trong gan nơi giao nhau giữa ống dẫn mật và túi mật hoặc ở ống mật chủ
hoặc túi mật.
Phân loại
Sỏi mật có nhiều loại:
Sỏi cholesterol: Tạo
thành khi có rối loạn về cholesterol, acid mật, lecithin (như gia tăng
dị hoá
cholesterol gan, ăn nhiều thức ăn giàu cholesterol, giảm biến đổi
cholesterol
thành acid mật). Có nhiều yếu tố thúc đẩy sự hình thành sỏi: tuổi, giới
(nữ gấp
3 lần nam), chủng tộc, gia đình, bệnh tật (béo phì), thuốc (ngừa thai,
hạ mỡ
máu) ăn uống (quá thừa năng lượng).
Sỏi sắc tố mật: Tạo
thành khi nồng độ bilirubin không liên hợp trong mật gia tăng. Đây là
trường
hợp huyết tán trong xơ gan. Sỏi có màu đen. Hoặc hình thành do hậu quả
của giun
chui ống mật hay nhiễm khuẩn đường ruột. Sỏi có màu nâu.
Sỏi muối mật: Tạo thành
do kết tinh muối mật. Có màu đỏ, dễ kết hợp với calci.
Thuốc dùng trong sỏi mật
Gồm các thuốc: giảm đau,
làm tan sỏi, điều trị biến chứng
Thuốc giảm đau: Nguyên
nhân gây đau là do sỏi gây co thắt đường dẫn mật, túi mật. Điều trị giảm
đau
bằng các thuốc chống co thắt cơ trơn với cơ chế có vài điểm khác nhau:
- Các thuốc giảm đau có
tác dụng hướng cơ: có tác dụng huỷ các co thắt sinh ra do chất trung
gian hoá
học acetylcholin (kháng cholinergic), nên có tác dụng giảm đau như
alverin,
atropin. - Papaverin chống co thắt cơ trơn theo hai cơ chế: ức chế
phosphoryl
hoá (do ôxy hoá) và cản trở co cơ do calci (chẹn calci), tác dụng trực
tiếp lên cơ, không lệ thuộc vào hệ thần kinh ở cơ. Mặc dù là alcaloid
của thuốc
phiện, nhưng papaverin ít có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương (trừ
khi
dùng liều quá cao).
- Visceralgin
(tiemonium) chống co thắt cơ trơn. Người bệnh có thể tự dùng thuốc này
để giảm
đau bước đầu (tránh choáng). Nhưng không vì đỡ đau mà nấn ná không đến
cơ sở y
tế để khám chữa bệnh. Nếu đến muộn dễ bị các biến chứng gây khó khăn
thêm cho
việc điều trị sau này. Không dùng các loại thuốc giảm đau họ thuốc phiện
(làm
hết đau song làm mất hết các triệu chứng đặc trưng gây khó khăn cho chẩn
đoán).
Thuốc làm tan sỏi:
- Acid ursodesoxycholic
(ursodiol): Là thành phần của sinh lý mật, có tác dụng hoà tan sỏi
cholesterol do giảm luồng mật của cholesterol, từ đó làm thay đổi tỷ số
phospholipid và acid mật trên cholesterol. Thuốc chỉ dùng khi sỏi mật
ít, không
có triệu chứng, không bị calci hoá, sỏi có đường kính nhỏ hơn 20mm cho
những
người từ chối hay có chống chỉ định cắt bỏ túi mật hoặc có khuynh hướng
gia
tăng nguy cơ trong lúc phẫu thuật. Còn dùng trong dự phòng sỏi mật ở
người béo
phì đang dùng cách giảm cân nhanh, trong bệnh gan ứ mật mạn (đặc biệt là
xơ
nang mật sơ phát, viêm đường mật xơ cứng). Không dùng trong trường hợp
sỏi mật
bị calci hoá, cản tia Xquang, trường hợp bắt buộc phải cắt bỏ túi mật,
trường
hợp có thai, cho con bú. Thận trọng với người có các chứng gan, đường
ruột. Lúc mới bắt đầu và sau đó định kỳ mỗi 6 tháng cần kiểm tra các
enzym gan
(transaminase, phosphatase kiềm). Nếu các enzym gan tăng cao dai dẳng
thì phải
tạm ngưng thuốc. Trong quá trình dùng cần kiểm tra tiến triển sỏi mật
(chụp túi
mật sau 6 tháng điều trị). Làm âm vang đồ (sonogram) vào tháng thứ 6 và
12. Sau khi sỏi tan hoàn toàn cần làm lại xét nghiệm âm vang đồ 2 lần
nữa vào
tháng thứ 1 và thứ 3 rồi mới ngưng thuốc. Sỏi mật có thể tái phát. Thuốc
có thể
gây tiêu chảy, giảm bạch cầu, phát ban, vài triệu chứng đường ruột, tăng
creatinin, tăng glucose máu. Không dùng chung với estrogen, thuốc ngừa
thai,
các thuốc làm hạ lipid khác (chlofibrat, cholestyramin) vì chúng làm
giảm
hiệu lực của thuốc (do tăng tiết cholesterol vào gan).
Ngoài ursodiol còn có
nhiều tên khác (actigall, arsacol, delursan, destolit, uso, ursolvan) có
nhiều
hàm lượng 100-150-200-250mg. Cần chú ý khi dùng để tránh nhầm hàm
lượng.
- Acid
chenodesoxychlolic làm cho sỏi cholesterol tan từ từ. Chỉ định và chống
chỉ
đinh tương tự như acid ursodesoxycholic
Thuốc chữa biến
chứng:
Sỏi mật thường có một số biến chứng: viêm nhiễm khuẩn đường mật,
túi mật cấp, hoại tử túi mật, thấm mật vào phủ tạng, rất nguy hiểm, để
lại hậu quả nặng nề phải can thiệp bằng ngoại khoa. Rò đường mật (sỏi
làm thủng
đường dẫn mật làm cho mật chảy vào các tạng bên trong ổ bụng. Ứ nước
túi
mật (do sỏi mật làm tắc ống túi mật mạn tính). Xơ gan do ứ mật: (do ứ
mật lâu
ngày kèm viêm nhiễm làm tổn thương nhu mô gan.) Thuốc điều trị các biến
chứng
bao gồm:
- Kháng khuẩn thường
dùng là aminogycosid và quinolon.
- Lợi mật thường dùng là
hoá dược hay là các thảo dược (actichaut).
Sỏi đường mật thường gây
nên những biến chứng rất nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, người
bệnh
cần khám tại nơi có đủ điều kiện để xác định có bị sỏi mật hay không,
thuộc
loại nào, ở mức độ nào thầy thuốc mới cho dùng thuốc hay can thiệp ngoại
khoa.
Tránh chậm trễ, dùng thuốc tuỳ tiện.
DS. Hải Bùi