Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau. Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài.
Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.
Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa bổ sung canxi… Để được chữa trị kịp thời, bệnh nhân nên đi khám ngay khi nhận thấy một trong các triệu chứng, dấu hiệu thận có sỏi.
Các biểu hiện của sỏi thận rất dễ nhầm lẫn bệnh khác. Viên sỏi có thể gây đau ở vùng xườn bụng, giữa xương sườn và hông, đau ở hông cảm giác đau lan tỏa tới tận háng.
Dưới đây là các triệu chứng của bệnh sỏi thận:
1. Đái rắt, đái buốt, đái đục, đái mủ tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi.
2. Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu. Cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.
3. Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận - tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.
4. Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu.
5. Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo với triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.
6. Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.
Sỏi thận - tiết niệu ngoài biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu: đái buốt, rắt, đái ra máu, đái mủ có thể dẫn đến bí đái, viêm thận, bể thận cấp và mạn, ứ nước, ứ mủ bể thận và dẫn đến suy thận. Trong đó suy thận mạn là hậu quả nặng nề nhất của sỏi thận - tiết niệu vì không còn khả năng hồi phục do thận xơ hóa dần.
Để phòng và điều trị sỏi bạn có thể dùng thuốc trị sỏi thận Sirnakarang, thuốc có tác dụng lợi niệu, bài thạch (ngăn cản quá trình hình thành sỏi, làm tan và bài tiết sỏi ra bên ngoài), lợi mật, kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, làm giãn niệu quản.
Comments[ 0 ]
Post a Comment