Mật là một chất lỏng màu nâu, thành phần gồm muối mật, cholesterol, bilirubin và lecithin. Lecithin là chất màu nâu sậm làm mật và phân có màu nâu. Túi mật là một túi có dạng hìnhlê nằm ở bên dưới gan. Nó là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra. Trong bữa ăn, túi mật co bóp để tống mật qua đường mật vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn. Sỏi mật là một khối cứng trong túi mật. Nó được tạo nên khi những thành phần của mật kết tủa ra khỏi dung dịch và tạo nên vật thể. Sỏi mật cũng được tạo thành ki các đặc trưng vật lý có sự thay đổi làm cho cholesterol bị giảm tính hòa tan. Sỏi mật có thể nhỏ như hạt cát (sạn túi mật) hay lớn bằng trái banh golf. Túi mật có thể tạo nên một sỏi mật lớn, hàng trăm những sỏi nhỏ hay hỗn hợp cả hai loại.
2./Phân loại và nguyên nhân gây ra bệnh Có hai loại sỏi mật, là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố (hay còn gọi là sỏi mật biliburin). + Sỏi cholesterol: Sự gia tăng số lượng cholesterol trong mật làm quá khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Tương tự vậy, sự giảm số lượng muối mật cũng thúc đẩy việc hình thành sỏi cholesterol. Loại bệnh này thường gặp ở Hoa Kỳ và Tây Âu. + Sỏi sắc tố: Thường liên quan tới tình trạng nhiễm trùng mạn tính ở đường mật. Điều này thường thấy nhất ở các quốc gia Châu Á, nơi mà tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường mật thường gặp.
Sỏi sắc tố đen: xảy ra khi có quá nhiều biliburin trong mật, khiến chúng bám vào các khoáng chất khác như canxi và hình thành sắc tố. Theo thời gian, các hạt này bắt đầu lớn lên và trở thành sỏi sắc tố đen, cứng, có dạng như đá.
Sỏi sắc tố nâu: xảy ra khi vi khuẩn từ tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) xâm nhập vào túi mật, làm thay đổi cấu trúc biliburin. Sau đó, biliburin kết hợp với canxi và chất béo trong mật, hình thành sỏi sắc tố nâu. 3./Triệu chứng Tùy thuộc vào kích thước, số lượng, cũng như vị trí sỏi mật, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng có thể khác nhau, bao gồm: + Đau bụng: với tính chất đau ở vùng hạ sườn phải, kiểu đau quặn gan. Thường xảy ra sau bữa ăn nhiều mỡ, đau nhiều về đêm khoảng 23-24 giờ. Khi đau kèm theo nôn, bệnh nhân không dám thở mạnh. Cơn đau kéo dài vài giờ đến vài ngày. + Rối loạn tiêu hoá: chậm tiêu, bụng trướng hơi, bệnh nhân sợ mỡ, táo bón hoặc tiêu chảy sau bữa ăn. + Cơn đau nửa đầu: đau nửa đầu dữ dội, khi đau có nôn nhiều. + Sốt do bị viêm đường mật, túi mật, sốt cao đột ngột kéo dài vài 3 giờ: Sốt và đau hạ sường phải đi đôi với nhau, nếu đau nhiều thì sốt cao. Có khi sốt kéo dài vài tuần, hằng tháng. Có khi sốt nhẹ 37.5 – 38 độ C. Nếu không viêm thì không sốt. + Vàng da và niêm mạc xảy ra sau đau và sốt 1-2 ngày: Vàng da kiểu tắc mật gồm da, niêm mạc vàng, nước tiểu vàng, phân bạc màu. Vàng da có ngứa, thuốc chống ngứa không kết quả, mạch chậm. Vàng da mất đi chậm hơn đau và sốt.
4./Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Những nhóm người sau đây có nguy cơ phát triển sỏi mật: + Xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam và có xu hướng tăng dần theo độ tuổi. + Người béo phì, phụ nữ sinh đẻ nhiều, dùng thuốc tránh thai kéo dài,… + Những người làm văn phòng, lao động trí óc, ít vận động, ít chơi thể thao. + Những người đã bị mổ cắt dạ dày, cắt đoạn ruột,… + Những người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là giun sán. + Những người ăn uống thất thường, hay ăn về khuya, hay ăn nhiều mỡ,…
5./Cách phòng bệnh Bệnh sỏi mật có nhiều tác động xấu đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh nên việc phòng ngừa căn bệnh này là điều rất cần thiết. Dưới đây là những cách ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật: + Kiểm soát cân nặng: Những người béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao do có thói quen tiêu thụ thức ăn chứa nhiều chất béo động vật và cholesterol. Bởi thế cho nên bạn phải luôn kiểm soát cân nặng của mình ở mức bình thường, đừng để tăng cân quá mức nhưng cũng đừng giảm cân quá nhanh chóng nhằm phòng ngừa bệnh sỏi mật một cách hiệu quả. + Ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống ít chất béo, giàu chất xơ không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sỏi mật một cách hữu hiệu. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt… Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol và chất béo như thịt đỏ, xúc xích, thịt bò, bơ và mỡ heo. Tăng cường hấp thụ chất đạm để chống thoái hóa mỡ tế bào gan vì cholin và methionin có trong chất đạm còn được gọi là những chất tiêu mỡ có tác dụng chuyển hóa các chất béo từ gan đến kho dự trữ mỡ dưới da. Ăn thức ăn giàu đường bột, vừa dễ tiêu mà lại không ảnh hưởng đến mật. + Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và do đó có thể giúp ngăn ngừa bệnh sỏi mật rất tốt. Tập thể dục cũng là cách tốt nhất chống lại béo phì và bệnh tiểu đường (hai yếu tố gây nên nguy cơ mắc bệnh sỏi mật). Bạn nên dành ra một khoảng thời gian ít nhất 30 phút để vân động cơ thể mỗi ngày nhằm giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. + Tránh một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể gây nguy cơ mắc bệnh sỏi mật mà bạn cần phải tránh, bao gồm cả thuốc giảm cholesterol (như gemfibrozil, fenofibrate) và thuốc uống tăng lượng estrogen cho cơ thể.
Đối với nước ta, nhiễm khuẩn đường mật vẫn còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hình thành sỏi mật, đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng đường mật. Do đó, một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả có thể kể thêm là: - Ăn uống vệ sinh: ăn uống thức ăn đã nấu chín. - Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. - Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Không nên ăn thức ăn đường phố. - Trẻ em hạn chế ăn quà vặt cổng trường. - Đối với người có tiền sử giun chui ống mật cần tẩy giun định kỳ 2 lần trong một năm.
Comments[ 0 ]
Post a Comment