Sỏi thận là một căn bệnh thường gặp, Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi thận và việc lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc nhiều vào bản chất của từng loại sỏi. Điều quan trọng ở đây là cá nhân mỗi người có người thân trong gia đình chẳng may mắc
bệnh sỏi thận, nên trang bị cho mình kiến thức về phân loại sỏi và cách để phòng ngừa đối với từng loại sỏi đó, để làm giảm thấp nhất nguy cơ mắc bệnh.
1. Sỏi canxi:
Sỏi canxi là loại sỏi thường gặp nhất trong các loại sỏi, chiếm khoảng 80% các trường hợp. Bình thường, sỏi canxi cứng, có nhiều hình dạng, kích thước, kết
cấu khác nhau. Sỏi canxi hình hành trong thận và đường tiểu khi nồng độ canxi
trong thận vượt quá mức cho phép. Canxi thường tạo sỏi với oxalat – chất thường
gặp trong các thức ăn giàu dinh dưỡng ví dụ như cải thìa, củ cải, củ cải đường,
sô cô la đen. Chính vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những người có
nguy cơ mắc sỏi canxi cao nên tránh ăn các thức ăn có chứa nồng độ oxalat cao
và cần uống hơn 12 ly nước/ngày (khoảng 2,5 – 3lít/ ngày).
2.Sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng
Sỏi struvite tạo thành trong thận là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi
nảy nở trong đường tiểu. Sỏi struvite chiếm khoảng 10% các loại sỏi thận. Sỏi
struvite được tạo thành do magie kết hợp với những chất thải của vi khuẩn ví dụ
như ammoniac. Người ta thấy sự xuất hiện sỏi struvite hầu như luôn luôn đi kèm
với tình trạng tắt nghẽn hay nhiễm trùng đường tiểu. Vì thế, đối với những
người bị sỏi struvite, việc dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng tiểu được
xem là một bước bắt buộc, không thể thiếu trong quá trình điều trị.
3.Sỏi axit uric
Sỏi axit uric thường gặp ở những người có nồng độ axit uric cao, chiếm khoảng
10% các trường hợp sỏi thận. Sỏi axit uric không cứng và cũng không dễ phát
hiện bằng tia X như sỏi canxi. Một số bệnh lý di truyền có thể làm thay đổi cân
bằng pH của nước tiểu thúc đẩy sự tạo thành sỏi. Nước tiểu có nhiều axit thường
gặp ở những người béo phì và những người tiểu đường kháng insulin. Vì thế,
những người này cần phải được kiểm soát nồng độ axit uric và có những xét
nghiệm tầm soát sỏi định kỳ. Hiện nay, một vài loại thuốc làm tăng nồng độ pH
có thể được chỉ định cho những bệnh nhân mắc phải loại sỏi axit uric.
4.Sỏi cystin
Sỏi cystin rất hiếm, thường gặp ở những người có yếu có di truyền làm chống lại
sự đào thải amino axit cystin. Trong các loại sỏi thì sỏi cystin có tính di
truyền rõ rệt nhất. Những người với tiền sử gia đình có người mắc bệnh thì rất
dễ thừa hưởng gen di truyền và có nguy cơ cao bị mắc loại sỏi này. Tuy nhiên,
hiện nay người ta đã có thể ngăn ngừa loại sỏi này bằng thuốc. Song song đó,
hầu hết những chuyên gia sức khỏe cho rằng những người có nguy cơ mắc loại sỏi
này nên uống thật nhiều nước và tránh các thực phẩm giàu cystin hay những thức
ăn chứa nhiều đạm nói chung.
BS. Trần Vũ Anh Đào – Trung tâm
nghiên cứu thực phẩm và dinh dưỡng