Người bệnh nên trang bị cho mình kiến thức về các loại sỏi
và cách phòng ngừa chúng để giảm thấp nhất nguy cơ mắc bệnh.
Sỏi thận là một căn bệnh thường gặp. Hiện nay, có rất nhiều
phương pháp điều trị sỏi thận và việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc nhiều
vào bản chất của từng loại sỏi. Điều quan trọng là cá nhân mỗi người hoặc có người
thân trong gia đình chẳng may mắc bệnh nên trang bị cho mình kiến thức về phân
loại sỏi và cách để phòng ngừa chúng, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh.
Sỏi
canxi
Sỏi canxi là loại sỏi thường gặp nhất trong các loại sỏi,
chiếm khoảng 80% các trường hợp. Bình thường, sỏi canxi cứng, có nhiều hình dạng,
kích thước, mật độ khác nhau.
Nguyên
nhân :
+ Tình trạng nước tiểu quá bão hòa về muối canxi
do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận. Xét nghiệm
nước tiểu sẽ thấy canxi niệu tăng cao. Bình thường thận đào thải khoảng 300 mg
canxi qua nước tiểu trong một ngày, trong trường hợp nước tiểu bị quá bão hòa về
muối canxi, lượng canxi đào thải qua nước tiểu có thể tăng lên 800 - 1.000mg
trong 24h với chế độ ăn bình thường.
+ Giảm citrat niệu. Citrat niệu có tác dụng ức chế kết
tinh các muối canxi. Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ kmáu thì thường
citrat niệu giảm. Khi thiếu citrat nước tiểu sẽ bão hòa muối canxi tạo điều kiện
kết tinh sỏi.
+ Nước tiểu quá bão hòa về oxalat. Thức ăn chứa nhiều
oxalat hoặc trong trường hợp ngộ độc vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng này hoặc ở
người bị viêm ruột, cắt một phần ruột non, người có rối loạn chuyển hoá...
.
Chế
độ ăn uống
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những người có nguy
cơ mắc sỏi canxi nên tránh ăn các thức ăn có chứa nồng độ oxalat cao (cải thìa,
củ cải, củ cải đường, sô cô la đen) và cần uống hơn 12 ly nước/ngày (khoảng 2,5
– 3lít/ ngày).
Sỏi
axit uric
Sỏi axit uric thường gặp ở những người có nồng độ axit
uric cao, chiếm khoảng 10% các trường hợp sỏi thận. Sỏi axit uric không cứng và
cũng không dễ phát hiện bằng tia X như sỏi canxi.
Nguyên
nhân
là do nước tiểu quá bão hòa acid uric tạo điều kiện gây sỏi urat và thường có
tăng acid uric niệu đi kèm. Sỏi acid uric gặp trong tăng acid uric máu, bệnh
gout, trong một số trường hợp di truyền, béo phì, những người tiểu đường kháng
insulin.
Chế
độ ăn uống
Người bệnh nên có những xét nghiệm về bệnh mắc kèm và cần
giảm ăn những thức ăn quá nhiều đạm.
Sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng
Sỏi struvite chiếm khoảng 10% các loại sỏi thận. Sỏi được hình thành trong tình trạng nhiễm trùng tồn tại kéo dài do các loại vi khuẩn có khả năng phân giải urê thành amonium (gây nên hiện tượng kết hợp giữa amonium và magie, phosphate trong nước tiểu để hình thành sỏi).
Khi đó vi khuẩn hình thành sỏi sẽ bám dính luôn vào sỏi. Khi amonium càng bám nhiều thì sỏi sẽ lớn dần, quấn quanh nhân sỏi cho đến khi toàn bộ khoảng trống trong bể thận đều được lấp đầy. Khi chụp X quang, có hình ảnh như gạc của con nai (sỏi san hô hay sỏi sừng nai) .Sỏi có thể gây tổn thương thận cũng như sinh ung thư.
Sỏi
cystin
Là loại sỏi hiếm gặp, thường xuất hiện ở những bệnh nhân
có khiếm khuyết bẩm sinh (có tính di truyền). Những người với tiền sử gia đình
có người mắc bệnh thì rất dễ thừa hưởng gen di truyền và có nguy cơ cao bị mắc
loại sỏi này.
Cystine là một loại amino acid, chúng hình thành ở những
người có rối loạn di truyền, là nguyên nhân gây thận bài tiết quá nhiều
Struvite có thể phát triển nhanh chóng và trở nên khá lớn trong nước tiểu, khi
nồng độ cao sẽ tạo thành sỏi.
Tùy thuộc vào từng loại sỏi, kích thước lớn hoặc nhỏ của
sỏi mà các bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Các loại sỏi nhỏ, sỏi
bùn, sạn thận, bệnh nhân được chỉ định thuốc uống bào mòn sỏi, khi sỏi nhỏ đến
một mức độ nhất định sẽ theo đường nước tiểu ra ngoài. Những loại sỏi lớn, kết
hợp thuốc và các phương pháp y học hiện đại: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua
da, mổ nội soi, tán sỏi ngược dòng...
Đồng thời, bệnh nhân cần biết cấu tạo, phân chất sỏi của
mình để có biện pháp ăn uống, sinh hoạt phòng bệnh tái phát.
Comments[ 0 ]
Post a Comment